Trong địa danh Muang

Lịch sử đã để lại trong vùng những dân tộc thuộc ngữ hệ Tai-Kadai cư trú những địa danh có thành tố "mường" (muang) và "chiềng" (hay chiang, xiang, xieng). Nó có thể phản ánh vùng lãnh thổ đó đã từng tạo dựng được quyền bán tự trị.

Tại Việt Nam "mường" và "chiềng" tồn tại chủ yếu ở vùng tây bắc và bắc Trung bộ, tại vùng cư trú của người sắc tộc TháiLào. Sự giao thoa văn hóa dẫn đến "mường" xuất hiện ở một số vùng cư trú của người Mường, với ý nghĩa chưa được nghiên cứu làm rõ. Tại vùng người Tày-Nùng ở vùng đông bắc thì diễn biến giống như với người Choang ở vùng Lưỡng Quảng, Trung Quốc, thành tố "mường" không còn sử dụng. Ngày nay "mường" và "chiềng" đơn thuần là thành tố tạo địa danh mà không có ý nghĩa là một cấp vùng lãnh thổ, ví dụ có xã Mường Lý trong huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.